SO SÁNH GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA SỮA HẠT HỮU CƠ VÀ SỮA BÒ HỮU CƠ

    Cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, con người ngày càng sáng tạo và các sản phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày một gia tăng. Sữa, một loại thực phẩm đang dần trở nên thiết yếu, cũng không nằm ngoài guồng phát triển đa dạng đó. Vô tình bước chân vào một cửa hàng tạp hóa hay một siêu thị, có bao giờ bạn bị choáng ngợp bởi một dãy dài sữa đủ mùi vị, nguồn gốc và nhãn hiệu?

     

    Chà, trở thành người tiêu dùng thông thái quả thật không đơn giản! Bài viết đây chia sẻ một vài thông tin về sữa hạt hữu cơ và sữa bò hữu cơ. Một vài loại sữa hạt hữu cơ phổ biến như: sữa đậu nành, sữa gạo, sữa ngô, sữa hạnh nhân… Hai loại sữa khác nguyên liệu đầu vào, một có nguồn gốc thực vật và một có nguồn gốc từ động vật; nhưng cùng chung cách làm nông nghiệp hữu cơ, sạch, an toàn và không có hóa chất gây hại.

    Theo tiến sỹ Greg Miller, có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra lợi ích của sữa đối với sức khỏe con người. Mặc dù sữa bò và các sản phẩm sữa hạt (có nguồn gốc từ thực vật) thường được sử dụng thay thế cho nhau, sữa hạt thường không cung cấp đầy đủ các giá trị dinh dưỡng như sữa bò.

             -  Sữa bò chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, phốt pho, vitamin B2 (riboflavin) và vitamin B12. Sữa hạt thường được bổ sung các dưỡng chất nhân tạo mà bản thân chúng không tự tổng hợp được.

             -  Sữa bò thường chứa nhiều protein hơn các loại sữa hạt. Ví dụ, với cùng một khẩu phần, nếu sữa bò cung cấp 8g protein chất lượng cao, sữa hạt chỉ chứa khoảng 0-1g.

             -  Một tài liệu hướng dẫn chế độ ăn uống khỏe mạnh của Hoa Kỳ (DGA) khuyến cáo rằng mỗi ngày một người từ 9 tuổi trở lên nên tiêu hóa 3 khẩu phần sữa hoặc sản phẩm từ sữa (ít béo hoặc không béo). Ngoại trừ sữa đậu nành, các loại sữa hạt khác không nằm trong danh sách các sản phẩm sữa “tiêu chuẩn” do không có đủ thành phần dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D và canxi.

             -  Theo một nghiên cứu bởi Hiệp hội dinh dưỡng Canada và Hiệp hội nhi khoa Canada, sữa hạt không được coi là thức uống chính đối với trẻ em bởi vì chúng thiếu các dưỡng chất cần thiết như protein và chất béo. Cụ thể:

                        *  Trẻ em 1-2 tuổi: nên uống sữa bò tươi nguyên chất.

                        *  Trẻ 2-8 tuổi: sữa bò hoặc sữa đậu nành có bổ sung dưỡng chất.

             -  Theo một bài báo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, cha mẹ nên kiểm tra nhãn mác của các loại sữa có nguồn gốc thực vật bởi vì thành phần protein và lượng calories giữa các thương hiệu khác nhau sẽ khác nhau, trong khi đó sữa bò thường có hàm lượng dinh dưỡng giữa các chất không quá chênh lệch.

             -  Đối với người trưởng thành, ăn uống lành mạnh (sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa ít hoặc tách béo) giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm từ sữa sẽ làm xương chắc khỏe, đặc biệt ở trẻ em và người lớn.

    Nguồn thông tin: https://www.milkmeansmore.org/cows-milk-vs-plant-based-alternatives-learn-difference/

     

Zalo
Hotline
chat facebook
(0